Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Những Kinh Nghiệm hay khi đi Du Lịch Sapa – Lào Cai

Bạn đang hào hứng cho chuyến đi du lịch Sapa sắp tới của mình? bỡ ngỡ và cảm thấy thú vị khi tham gia tour nhưng bạn lại băn khoăn không biết mình cần chuẩn bị gì khi đi du lịch.

Chính vì vậy, Du lịch Ciao Asia xin gửi đến Quý khách một số lưu ý khi đi Du lịch tại Sapa.

1. Chuẩn bị hành lý:
Để có một chuyến đi nghỉ cùng gia đình và người thân thật thoả mái và tiện lợi, bạn nên tham khảo những ý kiến tham khảo của Ciao Asia Travel như sau:

Trang phục: Thời tiết của Sapa thay đổi theo từng ngày, từng mùa nên bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ quần áo thích hợp cho khí hậu trên Sapa. Tuy nhiên bạn nên mang theo quần áo gọn và nhẹ nhưng phải ấm. Mùa hè ở Sapa mát bạn có thể mặc bình thường nhưng vẫn cần một chiếc áo khoác. Nhưng mùa đông ở Sapa rất lạnh, bạn cần áo ấm, găng tay, khăn, mũ len để trống lại cái rét vùng cao. Tránh mang vác cồng kềnh, nếu đi lâu thì có thể mang theo một ít bột giặt để giặt quần áo (Thường thì người ta chỉ ở Sapa 2 – 3 ngày là hết chỗ để đi rồi)

Giầy – dép: Do địa hình đặc thù và sản phẩm du lịch đặc trưng của Sapa là đi bộ để khám phá vẻ đẹp – cảnh quan nên quý khách phải đi bộ rất nhiều. Vì vậy để cho đôi chân của quý khách thật sự thoả mái xin vui lòng chuẩn bị cho mình 01 đôi dầy bệt hoặc giầy thể thao. Tuyệt đối không đi giầy cao gót để thăm quan Sapa ( nếu đi chơi tối ở trung tâm Sapa thì có thể đi giầy cao gót )

Giấy tờ tùy thân: Hầu hết tất cả các khách sạn ở Sapa đều yêu cầu khách thuê phòng trình giấy CMND để làm thủ tục đăng ký tạm trú ( nếu bạn bị mất CMND thì có thể thay thế bằng: hộ chiếu, giấy phép lái xe ) Nếu quý khách có nhu cầu thuê xe máy đi thăm quan Sapa thì nên mang theo giấy phép lái xe để đảm bảo chuyến đi thực sự vui vẻ.

Máy ảnh – máy quay: Do địa hình cảnh quan của thiên nhiên rất hùng vĩ vì vậy đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để những du khách có đam mê chụp hình. Một điểm đáng lưu ý nữa là bạn nên mang theo sặc pin, pin và thẻ nhớ dự phòng ( nếu có thể nên mang thêm Laptop để chuyển ảnh sang máy tính xem cho tiện )

Một số đồ dùng cá nhân: Bạn nên chuẩn bị một số vật dụng cá nhân cho chuyến đi như: kính, khẩu trang, khăn, găng tay và một số đồ của chị em phụ nữ…. những thứ này sẽ giúp các bạn đi xe máy bảo vệ mắt và sức khỏe khi vượt qua chặng đường dài, trên đường có rất nhiều nơi bụi bẩn. Bên cạnh đó bạn còn phải mang theo cả: bàn chải đáng răng, khăn mặt, kem đánh răng ở khách sạn có sẵn nhưng chất lượng không tốt. Nhưng nếu bạn cắm trại ngoài trời thì có thể mang theo hoặc mua tại thị trấn.

Đồ ăn nhẹ: Do hành trình thăm quan chủ yếu là đi bộ và tốn khá nhiều năng lượng vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình một ít bánh, sữa, socola, kẹo… tùy thích. Nó sẽ rất hữu ích cho bạn trên đường đi và nhất là kẹo có thể dành làm quà cho trẻ em dân tộc. ( Những thứ này bạn nên mua ở Sapa, không nên chuẩn bị từ Hà Nội vì sẽ phải mang vác khá nặng và cồng kềnh )

Bản đồ du lịch Sapa: Do đặc thù về sản phẩn du lịch và nhu cầu của khách du lịch thích được tự do khám phá thì có lẽ bản đồ du lịch Sapa là công cụ hữu hiệu giúp bạn nắm rõ lịch trình – tiết kiệm thời gian – tránh bị lạc đường.
Trên đây là những gợi ý cơ bản của Ciao Asia Travel đưa ra, ngoài ra tuỳ theo sở thích của từng cá nhân bạn có thể mang thêm một vâth dụng khác để có một chuyến đi tuyệt vời tại Sapa cùng với người thân và bạn bè.

2. Phương tiện đi lại:

Hiện nay Sapa là một trong những điểm đến nổi tiếng của miền bắc vì vậy hệ thống giao thông đi lại đến Sapa rất thuận tiện và từ đó bạn có khá nhiều lựa chọn phương tiện đi lại. Tuy nhiên thuận tiện và an toàn nhất vẫn là đi Tầu Hỏa và Ôtô.

Đi lại bằng tầu hoả: Đại đa số du khách đến với Sapa đều lựa chọn tầu hoả cho chuyến đi của mình vì nó vừa: Rẻ – an toàn – tiện lợi và tích kiệm thời gian. Tuy nhiên có một nhược điểm đó là tầu hoả chỉ đưa bạn đến được Ga Lào Cai, sau đó bạn lại phải bắt ôtô khách để đi Sapa ( khoảng cách 40 km – giá vé xe khách là: 60.000 VNĐ/01 lượt ).

– Giá vé tàu đi Sapa (Hà Nội – Lào Cai) có rất nhiều loại. Trung bình từ 130 – 600.000 VND cho tàu bình thường còn tầu du lịch thì đắt hơn khoảng: 650.000 – 750.000 VNĐ/01 vé/01 chiều

– Loại vé tầu: Để tích kiệm chi phí bạn có thể mua vé ngồi cứng, ngồi mềm hoặc các toa nằm khaong 6, khoang 4 của đường sắt ( vé này bạn có thể ra ga hoặc nhờ các Công ty Du lịch đặt giúp với phí dịch vụ là: 30.000 VNĐ/01 vé/01 chiều ). Còn nếu bạn muốn dịch vụ tốt hơn thì có thể đặt vé tầu du lịch của một số hãng như: Orient Express, King Express, Livi Trans, Fanxipan, Sapaly….. Loại vé này bạn phải nhờ các công ty du lịch đặt mà không thể mua được ở ga.

Đi lại bằng Ôtô: Ngày nay với sự đầu tư lớn của Đảng – Nhà Nước thì ngày 21/09/2014 đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã được thông xe với tổng chiều dài từ trung tâm Hà Nội đến Sapa khoảng 300 – 320 km, thời gian đi lại giữa hai điểm được rút xuống chỉ còn 3.5 – 4 tiếng. Giá vé ôtô du lịch chỉ khoảng: 300.000 VNĐ/01 vé/01 chiều ( trên xe có phục vụ: nước uống, wifi miễn phí ). Với sự thuận tiện về đường đi và tích kiệm được chi phí như vậy thì chắc chắn trong tương lại gần du khách sẽ chuyển dần từ Tầu hoả sang đi Ôtô.

3. Dịch vụ lưu trú ở Sapa:

Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của cả nước, hàng năm có hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến với Sapa để trải nghiệm và khám phá không gian văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống ở nơi đây. Vì vậy mà hệ thống lưu trú của Sapa đã rất phát triển.
Nói về hệ thống lưu trú của Sapa ta có thể chia ra làm 3 khu như sau: Khu gần hồ, khu Cầu Mây – Mường Hoa và khu trung tâm thị trấn. Trong số đó đẹp nhất là những khách sạn ở khu Cầu Mây – Mường Hoa ( Hầu hết các khách sạn ở khu vực này đều có tầm nhìn rất đẹp với đồi núi và đặc biệt là đỉnh Phanxipang.
Nói về hệ thống giá cả thì cũng khá đa dạng: Giá rẻ nhất là những nhà nghỉ ở khu vực gần hồ, giá chỉ từ 200.000 – 300.000 VNĐ/01 đêm. Nếu bạn muốn ở khách sạn tiện nghi hơn một chút thì có thể bỏ ra 500.000 – 700.000 VNĐ để đặt được phòng ở khách sạn 3* ở khu vực Cầu Mây – Mường Hoa. Ngoài ra còn có một số khách sạn cao cấp như: Victoria, Topas Ecolodge, Châu Long với giá trên 1.000.000 VNĐ/01 đêm .

Ngoài ra đến với Sapa là để trải nghiệm và khám phá không gian văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống ở nơi đây. Vì vậy mà lựa chọn dịch vụ ngủ bản “ Home stay ” đây sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời khiến bạn không thể quên và có lẽ đây là hình thức tiết kiệm nhất chi phí của chuyến đi. Bạn chỉ cần xuống dưới bản, hỏi mấy người dân ở đây là sẽ tìm được. Tuy nhiên bạn nên chú ý tìm hiểu qua về phong tục trước khi chọn ở homestay, tránh những điều không vui xảy ra với bạn và chủ nhà.

4. Ăn uống:

Giá đồ ăn ở Sapa không đắt nhưng bạn nên hỏi giá trước khi ăn. Đêm xuống, bạn có thể ra phố nướng uống rượu Sắn lùng và ăn đồ nướng. Có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng, dạ dày nướng, gà nướng, khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam…
Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sapa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su… Món rau đặc biệt nhất cảu Sapa là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su… mang xào với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau là ngon nhất chứ không nên ăn ngồng luộc. Ngoài ra, khách du lịch vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất.
Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

Sa Pa là huyện miền núi nhưng lại có đặc sản từ…cá. Cá suối Sa Pa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé đem rán ròn tan nhâm nhi với lon bia thì ngon tuyệt. Cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sa Pa. Hai loại cá nước lạnh này nuôi ở Sa Pa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ.
Nếu đi thăm chợ phiên Bắc Hà, bạn nên thưởng thức món khâu nhục – thịt lợn ba chỉ thái miếng to trùm lên trên bát lớn đựng rau dưa chua và vị thuốc hấp nhừ. Chợ Simacai nổi tiếng với món thắng cố, một dạng thập cẩm thịt, da và xương các loài ăn cỏ như ngựa, bò, dê…

5. Mua sắm – Giá cả:

Lên Sapa bạn có thể mua các mặt hàng đặc trưng của vùng núi như các loại nấm linh chi rừng, tam thất, lá thuốc
tắm của người Dzao, ruốc cá hồi, hay các loại quả như táo mèo, mận, đào…
Bạn không nên mua thuốc hoặc nấm linh chi, củ tam thất dọc đường lên Núi Hàm Rồng vì chủ yếu là của Trung Quốc mang sang – không tốt như quảng cáo và giá cao, đồ giả bạc của người bán hàng rong không rõ nguồn gốc.
Bạn có thể Mua quà lưu niệm tại khu chợ đêm sát chân nhà thờ Đá tuy nhiên nhớ mặc cả cẩn thận: các loại đồ thổ cẩm nếu màu sắc bắt mắt là của Trung Quốc.
Riêng nước, bia, thuốc lá ở Sapa đắt hơn miền xuôi và giá tăng gấp rưỡi. Vì vậy bạn có thể dùng bia hơi địa phương, giá và hương vị chấp nhận được.
Bạn có thể xem thêm về cẩm nang mua sắm khi đi Sapa tại đây!

6. Các địa danh du lịch ở Sapa:

– Núi Hàm Rồng ( trong trung tâm thị trấn Sapa )
– Thác Bạc (cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km )
– Cầu Mây (cách thị trấn Sa Pa khoảng 17 km )
– Bản Cát Cát (cách thị trấn Sa Pa 2 km )
– Bản Lao Chải (cách trung tâm thị trấn Sa Pa 8km )
– Bản Tả Van (cách trung tâm thị trấn Sa Pa 10km )
– Bản Tả Phìn ( cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 12 km )
– Bãi đá cổ (cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 10 km )
– Phanxipang – Nóc nhà của Đông Dương (cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km )
– Chợ Bắc Hà: (cách Lào Cai chừng 70km )
– Thăm quan Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu ( Trong trung tâm TP. Lào Cai )

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Chia sẻ kinh nghiệm chinh phục đỉnh Fansipan khi tới Sapa

Một khi bạn đã chọn Sapa là điểm tour đi sapa cho kỳ nghỉ của mình thì ngay khi có ý định đi, bạn nên liệt kê trước những địa danh mình sẽ đi tham quan khi lên Sapa. Bởi Sapa là vùng đất xinh đẹp nên sẽ có rất nhiều nơi bạn muốn khám phá, chính vì vậy hãy lên danh sách cụ thể là mình sẽ đi những đâu, vào giờ nào cho hợp lý để tránh bỏ lỡ những địa điểm đó bạn nhé.

Bất cứ du khách nào đặt chân đến thị trấn Sapa xinh đẹp đều muốn một lần chinh phục đỉnh Fansipan nơi được mệnh danh là "nóc nhà của Đông Dương". Dù hiện tại tuyến cáp treo lên đỉnh Fansipan đã di vào hoạt động nhưng vẫn không ít du khách muốn tự chinh phục đỉnh núi này theo đường bộ.

Du khách thích thú trải nghiệm lên đỉnh Fansipan Sapa
Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam với độ cao 3143m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, chỉ cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng gần 10km theo hướng đi về Lai Châu, nằm trên vùng giáp ranh giữa Lào Cai và Lai Châu. Khách du lịch tới Sapa hẳn không thể bỏ qua ngọn núi hùng vĩ này. Đầu năm 2016, tuyến cáp treo hiện đại nhất thế giới được khánh thành tại Fansipan giúp cho hành trình chinh phục đỉnh Fansipan trở nên dễ dàng hơn đối với du khách.

Thời điểm chinh phục Fansipan

Cũng giống như thời điểm lý tưởng để tới du lịch Sapa, thời điểm thích hợp để chinh phục đỉnh Fansipan là từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, bởi lúc này thời tiết ở đây ổn định nhất và khung cảnh lãng mạn nhất, không bị mưa nhiều như vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8. Lý tưởng nhất đó là vào tháng 9-10-11, bởi lúc này thời tiết mát mẻ, không quá lạnh và ít mưa, đặc biệt vào cuối tháng 9, những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc nơi đây bước vào mùa thu hoạch, sắc vàng của lúa chín như phủ kín các bản làng nơi đây. Khoảng tháng 12 đến tháng 2 thời tiết ở đây rất lạnh, bạn sẽ cảm nhận được cái rét ở độ cao hơn 3000m.

Những chuẩn bị cho chuyến đi chinh phục đỉnh Fansipan

Mặc dù tuyến cáp treo Fansipan đã đi vào hoạt động được gần 1 năm nay nhưng nhiều bạn trẻ vẫn lựa chọn cách leo núi để chinh phục "nóc nhà Đông Dương" để thử cảm giác được tự mình chinh phục tự nhiên. Thường bạn sẽ phải mất khoảng 2 ngày 1 đêm cho cuộc chinh phục đỉnh Fansipan nên bạn cần có sự chuẩn bị tư trang kỹ lưỡng. Điều đầu tiên bạn phải chuẩn bị đó là sức khỏe và tinh thần. Với cuộc hành trình chinh phục đỉnh núi cao như Fansipan thì sức khỏe chắc chắn là điều rất quan trọng, bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị tinh thần vững vàng sẵn sàng đương đầu với khó khăn bởi chặng đường chinh phục sẽ rất mệt mỏi và khó khăn khiến đôi lúc bạn muốn bỏ cuộc. Một số tư trang khác bạn cần mang theo như:


Balo: Lựa chọn loại balo lớn, chắc chắn để chứa được nhiều đồ đạc, nước uống.

Giày: Lựa chọn loại giày thể thao, giày leo núi với đế dày đỡ trơn trượt.

Tất: Tất dài và dày với cổ cao để giữ ấm và chống vắt, côn trùng, bạn nên mang theo 3 đôi để thay đổi.

Áo mưa: Mang theo 2 bộ áo mưa giấy phòng mưa phùn, sương muối.

Quần áo: Nên mang theo quần áo chất liệu thấm hút mồ hôi, co giãn tốt và thông thoáng. Ngoài những bộ quần áo mùa hè bạn cần có một chiếc áo khoác ấm để đề phòng thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Đặc biệt nếu đi vào mùa lạnh bạn cần chú ý giữ ấm cho cơ thể

Đồ ăn vặt: Bạn nên mang theo nước tăng lực, lương khô, một chút bánh mì để sử dụng dọc đường, tuy nhiên nhớ đừng mang quá nhiều vì nó sẽ khiến bạn tốn nhiều sức.

Vật dụng khác: Điện thoại và pin dự phòng để chụp ảnh, dao đa năng, bông băng và thuộc sát trùng, gậy leo núi, bao tay, một đoạn dây thừng...

Du lịch bằng cáp treo sapa – Hành trình cho những du khách có ít thời gian

Thay vì phải đi bộ và leo núi với một quãng đường dài như trên, du khách hoàn toàn có thể rút ngắn hành trình chinh phục đỉnh Phanxipang của mình chỉ với 15 phút đi cáp treo và leo khoảng 600 bậc đá nữa là tới đỉnh núi.

Biện pháp vừa tiết kiệm thời gian lại tiết kiệm sức lực phải không nào?

Không chỉ vậy, du lịch Fansipan bằng cáp treo du khách còn có thể ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp cũng như khu resort nghỉ dưỡng sapa từ trên cao như dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thung lũng Mường Hoa đẹp mơ mộng,…

Xem thêm:

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Hấp dẫn với cách làm món xôi ngũ sắc của người dân tộc Sapa

Xôi ngũ sắc là món ăn mang đậm nét văn hóa của các dân tộc như: Tày, H'mong, Tây Bắc, người Hà Giang Sapa....Với nhiều hương vị từ các nguyên liệu cộng với mùi nếp thêm được người dân tự tay trồng được đã tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn và đẹp mắt.


Trong bài viết hôm nay chúng ta cũng xem cách làm món Xôi ngũ sắc nhé:

Xôi ngũ sắc không chỉ đẹp mắt mà còn mang đến hương vị thơm ngon. Nhiều người nghĩ rằng để làm được món xôi ngũ sắc này rất khó, tuy nhiên trên thực tế món xôi này cũng không quá khó làm như nhiều người vẫn nghĩ. Dưới đây là cách giúp bạn trổ tài nấu xôi ngũ sắc đẹp, ngon nhất.


Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- 2 kg gạo nếp mới, thơm ngon.
- Các nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên để tạo màu:

Màu đỏ và màu tím: dùng lá cẩm đỏ và cẩm tím, mỗi loại 200g để riêng. Nên chọn lá cẩm già để có màu xôi được đẹp nhất

Màu xanh: dùng 500g lá nếp

Màu vàng: nghệ tươi hoặc bột nghệ

-1 ít sữa đặc và đường trắng

- Khuôn làm xôi hình hoa Lá cẩm dùng làm xôi ngũ sắc.


Sơ chế nước màu để ngâm gạo

Trước tiên làm màu đỏ: rửa sạch lá cẩm đỏ rồi cắt khúc cho để vừa nồi (bạn có thể dùng cả lá và cây), đổ thêm 2 lít nước rồi đun sôi. Khi bếp sôi vặn nhỏ lửa để khoảng 10 rồi vớt lá ra, lấy phần nước đã được để nguội.

Tiếp theo đổ nước lá cẩm đỏ ra 1 cái chậu nhỏ rồi cho lá cẩm đỏ vào nồi làm tương tự với lá cẩm tím nhé.

Thứ 3 chúng ta sẽ làm màu xanh: Rửa sạch lá nếp, cho thêm 2lít nước rồi xay bằng máy xay sinh tố hoặc không có máy thì phải vò thật kĩ để ra màu xanh đậm, lọc để lấy nguyên phần nước. (màu xanh hơi khó lên màu nên bạn phải sử dụng nhiều lá nếp và xay, vò kĩ nhé).

deo-thom-voi-mon-xoi-ngu-sac-cua-ha-giang

Thứ 4 là màu vàng: Giã nhỏ củ nghệ tươi hòa với nước rồi lọc bỏ cặn, chỉ lấy nguyên phần nước (giống như khi nấu cá vậy).

Sau khi đã pha chế xong các loại nước màu. Bạn đãi sạch gạo và chia đều thành 5 phần, đổ lần lượt vào các chậu màu, còn lại xôi trắng thì chỉ ngâm vào nước lọc bình thường thôi. Thời gian ngâm là 6 - 8 giờ. Ngâm sẵn buổi tối để sáng mình có gạo để nấu ngay. Nếu khi nấu màu đỏ với quả gấc thì bước này thay vì ngâm nước lá cẩm đỏ bạn sẽ ngâm 2 phần gạo trắng nhé


Sau khi đủ thời lượng ngâm gạo thì chắt sạch nước, đổ gạo ra 5 rổ riêng cho ráo nước trộn đều với 2 thìa cà phê sữa, 1 thìa đường nhằm làm xôi ngũ sắc được mềm và có vị ngọt thanh.

Để làm món xôi ngũ sắc ngon và đẹp mắt thì phải rất công phu vì mỗi màu xôi lại phải đồ xôi riêng một nồi.

Hoặc nếu dùng nồi đồ xôi to thì có thể dùng một miếng tre đan ngăn ở giữa rồi đồ 2 màu gạo vào chung một nồi.

Tạo khuôn đẹp cho đĩa xôi ngũ sắc

Vì xôi ngũ sắc có nhiều màu bắt mắt nên cũng có nhiều cách để trang trí khác nhau. Làm đĩa xôi ngũ sắc thành nhiều tầng mỗi tầng 1 màu, với cách làm khuôn xôi nhiều tầng bạn nhớ cho lượng xôi đều nhau, ép chặt khuôn để các màu có độ kết dính.

xoi-ngu-sac-dac-san-hap-dan-cua-nui-rung-tay-bac

Chỉ cần có niềm đam mê với ăn uống bạn có thể làm ra những món ngon mỗi ngày.

Nế́u có dịp bạn hãy đi du lịch ở sapa để thưởng thức thêm mùi vị tại Sapa xem thế nào nhé. Chúc mọi người thành công với món ăn ngon, đẹp mắt này nhé!

Xem thêm:

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Những nét đẹp thuần khiết về văn hóa Sapa và con người Tây Bắc


Hành trình để đi du lịch Sapa bạn sẽ cần phải hành trang thật nhiều kiến thức trước khi đi, đó là điều rấ cần thiết cho việc tìm nhiểu về những nét đẹp văn hóa sapa của dân tộc nơi đây. Từ thiên nhiên, con người hay những món ăn hấp dẫn và những đặc sản sẽ khiến bạn bất ngờ.


Đặt chân đến các bản dân tộc ở Tả Phìn Sapa, điều đầu tiên thu hút du khách chính là hình ảnh những phụ nữ Mông duyên dáng trong trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu. Vào sâu bên trong bản, du khách sẽ thấy các bà, các chị miệt mài ngồi se lanh, dệt vải ngay trước cửa nhà.

Tới lớp thêm niềm vui
Chính từ những đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đó đã tạo ra rất nhiều sản phẩm thổ cẩm phong phú, đa dạng, đủ kiểu dáng và màu sắc như: ba lô, túi khoác du lịch, túi xách tay, ví, tranh, khăn, áo, mũ… Tìm hiểu về văn hóa và con người Sapa hay các resort sapa cũng là mong muốn của nhiều tour du lịch Sapa.

Mỗi phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành đều được chia những mảnh nương riêng để trồng lanh. Khi cây lanh có chiều cao khoảng 2m thì cắt về, đem phơi khô rồi tách lấy vỏ. Khi tách phải hết sức khéo léo sao cho sợi lanh có độ mảnh đều nhau và không bị đứt nửa chừng. Những bó vỏ lanh này được cuộn chặt lại, cho vào cối giã để đánh bong hết bột sao cho chỉ còn lại sợi dai, sau đó cuộn lại thành những con sợi lớn.

Để đạt được độ trắng và mềm, sợi lanh phải qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong rồi mới dệt thành vải. Người Mông thường dệt vải bằng khung cửi đai lưng. Tấm vải dệt xong phải giặt đi giặt lại nhiều lần cho thật trắng, sau đó trải lên khúc gỗ tròn, rồi dùng một phiến đá chà sáp ong trượt đi, trượt lại cho đến khi thật phẳng. Tour Sapa 2 ngày 3 đêm....

Công đoạn đòi hỏi nhiều công sức nhất là thêu hoa văn trang trí lên tấm vải. Mẫu thêu chủ đạo là xoáy ốc, hoa bí hoặc những hoa văn lấy cảm hứng từ thiên nhiên như cây, cỏ, hoa, lá, chim muông… Người Mông rất cầu kỳ khi thêu trang phục truyền thống của phụ nữ với đầy đủ khăn quấn đầu, áo trong, áo ngoài, váy và vải bó chân. Họ thêu riêng từng phần rồi khâu lại thành trang phục hoàn chỉnh. Mỗi tấm vải mang dấu ấn cá nhân rất rõ, thể hiện sự tinh tế của từng người thêu.

Nụ cười trẻ thơ
Ðối với người dân tộc vùng cao, thổ cẩm không chỉ dùng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là vật kỷ niệm tình yêu hay của hồi môn trong ngày cưới. Đây cũng là một mặt hàng lưu niệm không thể thiếu của du khách khi tới Sa Pa. Đặc biệt, thổ cẩm Tả Phìn còn được nhiều nơi trong cả nước đặt hàng để bán cho khách và xuất khẩu sang một số thị trường như Mỹ, Pháp, Ðan Mạch…

Với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, khí hậu mát mẻ, trong lành; con người thân thiện, mến khách cùng những sản phẩm dịch vụ hấp dẫn, độc đáo, Tả Phìn đang ngày càng thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước. Chắc hẳn bất kỳ ai đã một lần đến với Tả Phìn đều muốn quay trở lại để khám phá, tìm hiểu và thưởng thức những món quà độc đáo mà thiên nhiên và con người nơi đây dành tặng.

Trích nguồn bài viết: Sưu Tầm

Trích nguồn bài viết: Dulichkhatvongviet.com

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Kinh nghiệm đi phượt Sapa cho khách du lịch tới lần đầu

Vùng đất Sapa với khí hậu mát mẻ quanh năm, đây là điểm nghỉ mát mẻ hấp dẫn dành cho những ai yêu thiên núi rừng Tây Bắc. Nếu muốn trải nghiệm nét hoang sơ kỳ thú vùng của Tây Bắc. Những du khách yêu thích đi du lịch, và có sở thích đi phượt sapa không nên bỏ qua địa danh lý thú ở Sapa như thế này.

1. Chuẩn bị hành lý khi đi sapa tour

Trang phục: Thời tiết của SaPa thay đổi theo từng ngày, từng mùa nên du khách cần phải chuẩn bị đầy đủ quần áo thích hợp cho khí hậu. Bạn nên mang theo quần áo gọn và nhẹ nhưng phải ấm.

Mùa hè ở SaPa mát, bạn có thể mặc bình thường nhưng vẫn cần một chiếc áo khoác. Nhưng mùa đông rất lạnh, bạn cần áo ấm, găng tay, khăn, mũ len để trống lại cái rét vùng cao. Tránh mang vác cồng kềnh, nếu đi lâu thì có thể mang theo một ít bột giặt để giặt quần áo (Thường thì người ta chỉ ở SaPa 2-3 ngày là hết chỗ để đi rồi).

Có gì chờ đợi ta trong chuyến du lịch Sapa tháng 12
Do địa hình đặc thù và sản phẩm du lịch đặc trưng của SaPa là đi bộ để khám phá vẻ đẹp, cảnh quan nên du khách phải đi bộ rất nhiều. Vì vậy để cho đôi chân của mình thật sự thoải mái, bạn nên chuẩn bị 1 đôi giày bệt hoặc giày thể thao. Không nên đi giày cao gót (nếu đi chơi tối ở trung tâm SaPa thì có thể đi giày cao gót).

Giấy tờ tùy thân: Hầu hết tất cả các resort sapa đều yêu cầu khách thuê phòng trình giấy CMND để làm thủ tục đăng ký tạm trú (nếu bạn bị mất CMND thì có thể thay thế bằng: hộ chiếu, giấy phép lái xe). Ngoài ra, rất nhiều du khách du lịch Sa Pa có nhu cầu thuê xe máy dạo chơi. Vì thế nếu có nhu cầu thuê xe máy nên mang theo giấy phép lái xe để đảm bảo chuyến đi thực sự vui vẻ.
Một số đồ dùng cá nhân: Bạn nên chuẩn bị một số vật dụng cá nhân cho chuyến đi như kính, khẩu trang, khăn, găng tay… Những thứ này sẽ giúp các bạn đi xe máy bảo vệ mắt và sức khỏe khi vượt qua chặng đường dài vì trên đường có rất nhiều nơi bụi bẩn.

Bên cạnh đó bạn còn phải mang theo bàn chải đáng răng, khăn mặt, kem đánh răng vì dù ở khách sạn có sẵn nhưng chất lượng không tốt. Chú ý nên mang theo mảnh ảnh, máy quay nếu bạn thích lưu lại những khoảnh khắc đẹp.

Đồ ăn nhẹ: Do hành trình chủ yếu là đi bộ và tốn khá nhiều năng lượng, bạn nên chuẩn bị một ít bánh, sữa, socola, kẹo… tùy thích. Nó sẽ rất hữu ích cho bạn trên đường đi và nhất là kẹo có thể dành làm quà cho trẻ em dân tộc.

2. Phượt Sa Pa vào thời điểm nào?

Mùa xuân: Ở Sa Pa bạt ngàn rừng hoa đào, hoa mận, muôn hoa khoe sắc. Nếu bạn muốn tới để ngắm đào thì hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đi vì thời tiết mỗi năm mỗi khác, đào sẽ nở sớm hơn hay muộn hơn những năm trước đó khiến bạn có thể mất đi cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy. Du khách nên đi trong khoảng tháng 2 cho đến tháng 4 hoặc tuần đầu tháng 5 là đẹp nhất.

Mùa lúa: Ở Sa Pa chỉ có một vụ 6 tháng, gieo mạ vào khoảng đầu tháng 5. Lúa xanh cao thì tầm khoảng tháng 7-9, lúa chín vàng thì tầm tháng 10-12. Nếu các bạn muốn đi nghỉ mát kết hợp với ngắm lúa thì nên đến tầm tháng 7-9, nếu đến tầm tháng 10-12 thì có thể thời tiết đã chuyển sang se se lạnh, rét và có sương mù. Vào các khoảng thời gian này là mùa nước nên thác sẽ chảy mạnh, rất hùng vỹ.

Mùa đông: mùa đông ở Sa Pa rất lạnh. Những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt nên đều có tuyết. Tuyết rơi trắng xóa mọi sinh vật, nhà cửa, thậm chí có thể dày tới nửa mét. Không xác định được chính xác ngày tuyết rơi nên bạn phải theo dõi liên tục qua liên lạc với người dân trên đó (hoặc có thể là khách sạn bạn dự định ở), qua báo đài, TV.

3. Phương tiện đi lại

Phượt hoàn toàn: Chắc chắn phương tiện của bạn là xe máy. Các bạn cứ thẳng tiến Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai - Sa Pa thôi, đường quốc lộ hết nên rất dễ đi, quãng đường dài khoảng 390 km. Cung đường dạng phượt muôn màu muôn vẻ.

Phượt nhẹ nhàng: đi tàu hỏa hoặc xe khách tới ga Lào Cai rồi từ đó thuê xe máy đi lên Sa Pa. Cung đường từ ga Lào Cai lên Sa Pa chỉ khoảng 40 km, đường đi uốn lượn, phía dưới suối cũng quanh co, xa xa là những vạt núi xanh và những cánh đồng ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp.

Chi phí thuê xe máy vào khoảng 100.000-200.000/ngày tùy thuộc loại xe, nên chọn xe số vừa đỡ tốn xăng lại khỏe đối với những địa hình dốc. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn đi xe giường nằm chạy thẳng từ Hà Nội đến Sa Pa.

Thực tế xe sẽ dừng ở ga Lào Cai khoảng 30 phút để trả khách Hà Nội - Lào Cai xuống, nhận khách đi Lào Cai - Sa Pa lên.
Đi lại bằng tàu hỏa: Đại đa số du khách đến với Sa Pa đều lựa chọn tầu hoả cho chuyến đi của mình vì rẻ - an toàn - tiện lợi và tích kiệm thời gian. Tuy nhiên có một nhược điểm đó là tàu hoả chỉ đưa bạn đến được ga Lào Cai, sau đó bạn lại phải bắt ôtô khách để đi Sa Pa.

Giá vé tàu đi Sa Pa (Hà Nội - Lào Cai) có rất nhiều loại. Trung bình từ 130.000-600.000 đồng cho tàu bình thường còn tàu du lịch thì đắt hơn, khoảng 650.000-750.000 đồng một chiều.

4. Dịch vụ lưu trú

Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của cả nước, hàng năm có hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến với Sa Pa để trải nghiệm và khám phá không gian văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống ở nơi đây. Vì vậy mà hệ thống lưu trú rất phát triển.

Hệ thống lưu trú của Sa Pa được chia ra làm 3 khu: khu gần hồ, khu Cầu Mây - Mường Hoa và khu trung tâm thị trấn. Trong số đó đẹp nhất là những khách sạn ở khu Cầu Mây - Mường Hoa. Hầu hết các khách sạn ở khu vực này đều có tầm nhìn rất đẹp với đồi núi và đặc biệt là đỉnh Fansipan.

Giá phòng không hề đắt: Giá rẻ nhất là những nhà nghỉ ở khu vực gần hồ, giá chỉ từ 200.000-300.000 đồng. Nếu bạn muốn ở khách sạn tiện nghi hơn một chút thì có thể bỏ ra 500.000-700.000 đồng để đặt được phòng ở khách sạn 3 sao ở khu vực Cầu Mây - Mường Hoa. Ngoài ra còn có một số khách sạn cao cấp như Victoria, Topas Ecolodge, Châu Long với giá trên 1 triệu. Tuy nhiên giá phòng còn tùy thuộc vào thời điểm bạn lựa chọn đến. Nếu bạn đến đúng vào dịp nghỉ lễ giá phòng có thể chênh lên rất nhiều.

Đối với những du khách thích phượt 100% để có thể trải nghiệm và khám phá không gian văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống ở nơi đây thì nên lựa chọn dịch vụ ngủ bản homestay. Đây sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời khiến bạn không thể quên và cũng là hình thức tiết kiệm nhất chi phí của chuyến đi.

Giá đồ ăn ở Sa Pa không đắt nhưng bạn nên hỏi giá trước khi ăn. Đêm xuống, bạn có thể ra phố nướng uống rượu Sắn Lung và ăn đồ nướng. Có nhiều đồ nướng lạ: trứng nướng, lòng nướng, dạ dày nướng, gà nướng, khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam.

5. Ăn uống

Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su… Món rau đặc biệt nhất là ngồng, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su… xào với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau là ngon nhất chứ không nên ăn ngồng luộc. Ngoài ra, khách du lịch vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất.

Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo, nhậu xuyên đêm chưa chán. Ngoài ra ở mỗi một chợ lại có một món ăn đặc trưng riêng.

6. Các địa danh du lịch:

Hàm Rồng (trong trung tâm thị trấn)

Thác Bạc (cách thị trấn khoảng 12 km)

Cầu Mây (cách thị trấn khoảng 17 km)

Bản Cát Cát (cách thị trấn 2 km)

Bản Tả Van (cách trung tâm thị trấn 8 km)

Tả Phìn (cách trung tâm thị trấn khoảng 12 km)

Bãi đá cổ (cách trung tâm thị trấn khoảng 10 km)

Fansipan - nóc nhà của Đông Dương (cách thị trấn khoảng 9 km)

Chợ Bắc Hà (cách Lào Cai chừng 70 km )

Tham quan Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu (Trong trung tâm TP. Lào Cai).

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Sapa Jade Hill đón xuân về thông qua sự kiện

Hòa chung với không khí tưng bừng náo nức của ngày lễ Noel, ngày 25/12/2016 vừa qua, chủ đầu tư Trường Giang Sapa và Đơn vị phân phối độc quyền là Công ty Cổ phần dịch vụ bất động sản An Cư đã phối hợp tổ chức lễ mở bán biệt thự, nhà phố Sapa Jade Hill tại thành phố Lào Cai. Đây là sự kiện mở bán cuối cùng trong năm, khép lại một năm “bùng nổ” của dự án.


Sapa Jade Hill đón xuân về thông qua cuộc họp & sự kiện


Là dự án bất động sản nghỉ dưỡng núi tiên phong đầu tiên và duy nhất tại Sapa, Sapa Jade Hill được ví như “mỏ vàng” đang được khai thác của thị trường bất động sản hiện nay. Điều này không quá khó hiểu khi Sapa đang là địa danh hiếm hoi tại miền Bắc có thể khai thác du lịch quanh năm do có được đặc ân từ thiên nhiên trao tặng, thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm và lưu trú hằng năm. Bên cạnh đó, Sapa Jade Hill không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao, hướng tới bảo tồn thiên nhiên mà còn mở ra một cơ hội đầu tư hấp dẫn khó có thể bỏ lỡ.

Ông Nguyễn Huy Hoàng Minh – đại diện cho Chủ đầu tư Trường Giang Sapa cho rằng: Giữa lúc Sapa đang đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung dịch vụ lưu trú, nhất là phân khúc khách sạn cao cấp thì Sapa Jade Hill ra đời với sứ mệnh giải quyết “cơn khát” này, mang đến cho thị trường tới 125 căn biệt thự nghỉ dưỡng, 151 nhà phố thương mại và 6 khách sạn tiêu chuẩn từ 3-5 sao. Đây cũng chính là giải pháp giúp BĐS Sapa cân bằng cán cân “cung – cầu”.


Đại diện cho Công ty cổ phần dịch vụ BĐS An Cư là đơn vị phân phối độc quyền dự án – ông Hoàng Văn Dũng đã đưa ra và phân tích bài toán đầu tư đối với sản phẩm biệt thự, nhà phố tại đây. Theo ông, Sapa Jade Hill đang là nguồn sản phẩm đang khan hiếm trên thị trường, nhất là khi du lịch Sapa đang bùng nổ, lượng khách du lịch thậm chí có thể vượt xa hơn so với các địa điểm nổi tiếng khác. Chưa kể đến mức lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được sau khi sở hữu một sản phẩm nghỉ dưỡng tại đây là vô cùng lớn.

Hiện nay, Sapa Jade Hill đã mở bán thành công giai đoạn 1, triển khai bàn giao 19 căn biệt thự cùng sổ đỏ. Giai đoạn 2, dự án tiếp tục tung ra 15 căn biệt thự và 46 căn nhà phố, trở thành tâm điểm chú ý của thị trường, và là dự án bất động sản nghỉ dưỡng núi duy nhất chào bán biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố thương mại ở Sapa.

Với những ưu điểm và lợi thế đó, sức hút của sự kiện mở bán Sapa Jade Hill ngày 25/12 vừa qua đã vượt qua yếu tố điều kiện thời tiết không thuận lợi, thu hút được hơn 100 nhà đầu tư đến từ Lào Cai và Hà Nội tới tham dự. Sự kiện đã ghi nhận 10 giao dịch thành công, ngày càng chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của dự án với các nhà đầu tư.